Tiền sử bản thân
Thời niên thiếu: Các bệnh nam khoa thường có tiền sử lâu dài từ thời niên thiếu, thậm chí liên quan đến thời kỳ người mẹ mang thai và khi mới sinh. Tinh hoàn ẩn thường gặp ở trẻ sinh non hơn trẻ sinh đủ tháng. Tình trạng nam hóa trẻ nữ có thể do mẹ dùng những thuốc, thực phẩm có testosterone (có trong một số thuốc làm tăng sức mạnh cơ bắp, tăng trọng không rõ nguồn gốc).
>> Xem thêm:
Các sang chấn tâm lý khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng đến hành vi tình dục của trẻ khi trưởng thành. Sự nhút nhát và sống trong hoàn cảnh bị cấm đoán quá mức có thể là nguyên nhân của chứng không xuất tinh nguyên phát. Các phẫu thuật vùng bẹn gợi ý bệnh lý tinh hoàn ẩn hay thoát vị bẹn, có liên quan đến tình trạng hiếm muộn hiện tại của bệnh nhân.
Thói quen: Mặc quần lót chật từ khi còn bé có thể là yếu tố làm tinh trùng yếu, dù chưa được chứng minh bằng chứng cứ. Thủ dâm nhiều có thể ảnh hưởng tới việc xuất tinh khi quan hệ tình dục (khó xuất tinh) hoặc làm giảm ham muốn quan hệ tình dục với bạn tình. Bế tinh khi quan hệ có thể dẫn đến giảm khoái cảm tình dục, rối loạn cực khoái.
Tiền sử tình dục: Thói quen quan hệ tình dục, tần suất quan hệ, cảm giác khi quan hệ tình dục có ảnh hưởng quan trọng đến các bệnh nam khoa. Giao hợp thưa (dưới 2 lần/tuần) có thể là nguyên nhân của hiếm muộn.
Tìm hiểu rõ hơn: Thủ dâm và những điều cần biết tại đây: http://thudam.edu.vn/
Các bệnh lý đặc biệt trong thời niên thiếu như bệnh lý phế quản- phổi trong bệnh xo’ nang có thể liên quan đến hiếm muộn do bất sản ống dẫn tinh. Viêm hai tinh hoàn do quai bị có thể gây vô sinh vĩnh viễn. Diễn tiến của tuổi dậy thì (dậy thì sớm hay muộn), viêm tinh hoàn, bệnh lây truyền qua đường tình dục, chấn thương vùng cơ quan sinh dục… cần được lưu ý. Cao huyết áp, đái tháo đường, trầm cảm… là những bệnh lý cần được đặc biệt chú ý trong nam khoa.
Tiền sử nghề nghiệp, tiếp xúc với chất độc, dùng thuốc, hút thuốc lá… có thể liên quan tới hiếm muộn.
Chữa trị trước đó: Do chuyên ngành nam khoa còn non trẻ, số bác sĩ nam khoa được đào tạo đầy đủ không nhiều, không đủ đáp ứng với nhu cầu rất lớn của xã hội; cộng thêm tâm lý ngại đi khám bệnh nam khoa nên người bệnh thường đã được chữa trị nhiều nơi trước khi đến gặp bác sĩ nam khoa.
Hậu quả của việc chữa trị không đúng cách nhiều khi không điều chỉnh được, ví dụ sử dụng testosterone để điều trị hiếm muộn gây hậu quả ngược: tinh trùng giảm chất lượng nhiều hơn thậm chí vô tinh; chọc hút mào tinh để chẩn đoán sự sinh tinh làm hư hại mào tinh nên người bệnh không thể có thai tự nhiên được nữa; sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc gây cương dương vật kéo dài dẫn tới rối loạn cương vĩnh viễn v.v…
Tiền sử người hôn phối hay bạn tình
Trong các chuyên khoa khác, chỉ đặt ra tiền sử bản thân và tiền sử gia đình, nhưng trong sản phụ khoa và nam khoa, thì tiền sử của người hôn phối có vị trí quan trọng vì hiếm muộn hay rối loạn tình dục có thể xảy ra với người bạn tình này nhưng không xảy ra với người bạn tình khác.
Xuất tinh sớm có thể là trở ngại lớn với bạn tình này nhưng lại không gây trở ngại đối với bạn tình khác. Cần chú ý tới thời gian mong con, biện pháp và thời gian dùng biện pháp tránh thai, tần suất giao hợp, các rối loạn trong quan hệ tình dục, chất lượng cũng như sự ổn định của mối quan hệ sống chung (quan hệ vợ chồng), các tình huống xung đột v.v… Sự hợp tác tích cực của người hôn phối thường giúp việc chữa trị bệnh nam khoa dễ thành công hơn.
Tiền sử gia đình
Tình trạng sinh sản của cha mẹ và các anh chị em. Số lượng và tuổi của các anh chị em. Gia đình có những người có thói quen thủ dâm. Các bệnh lý di truyền trong nam khoa không nhiều (ví dụ bất sản ống dẫn tinh hai bên), nhưng các bệnh lý bẩm sinh thì hay xảy ra hơn như hội chứng Klinefielter, tinh hoàn ẩn.
Tìm hiểu thêm: Thủ dâm và xuất tinh sớm